
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Tính đến năm 2022, tại Việt Nam có tới 235 trường đại học, học viện, (bao gồm 170 trường công lập, 60 trường tư thục và dân lập, 5 trường có 100% vốn nước ngoài), 37 viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ, 33 trường cao đẳng sư phạm và 2 trường trung cấp sư phạm. 10.770 trường Trung học cơ sở, trong đó gồm có 10.715 trường công lập và 55 trường tư thục với gần 6.000.000 học sinh. Đối với trường Trung học phổ thông, tổng số trường là 2.858 trường, trong đó gồm có 2.395 trường công lập và 463 trường tư thục với gần 2.700.000 học sinh.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành giáo dục cũng có những bước phát triển nhảy vọt, ngày càng nhiều các trường học được mở ra để phục vụ nhu cầu đào tạo ngày một tăng. Phụ huynh và học sinh có nhiều lựa chọn hơn, dẫn đến sự cạnh tranh giữa càng trường học càng trở nên gay gắt. Đòi hỏi nhà quản lý phải tìm ra được giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh của mình.
Vậy, làm thế nào để giải quyết được bài toán đó. Bắt buộc nhà trường phải tiến hành phân tích để đưa ra những insights (sáng kiến) hữu ích, từ đó hỗ trợ nhà quản lý trong việc đưa ra quyết định. Tuy nhiên, có một nỗi đau khá lớn đối với các trường học hiện nay.
- Đầu tiên là đối với những trường học đang trong giai đoạn số hóa: Nguồn dữ liệu đang lưu trữ phân tán, rời rạc, chưa được chuẩn hóa. Cùng với đó là hạn chế về nguồn nhân lực, về chuyên môn về phân tích và công nghệ thông tin.
- Đối với những trường học đã tiến hành số hóa, nguồn dữ liệu đã được tập trung hóa, đã có hệ thống để lưu trữ dữ liệu. Tuy nhiên, năng lực chuyên môn, bao gồm tư duy phân tích và công nghệ thông tin lại ít có nhân sự nào đáp ứng được cả hai điều này. Trong khi đó, chi phí để thuê chuyên gia nước ngoài lại quá lớn so với kinh phí hàng năm
XÂY DỰNG EDUCATION DASHBOARD CỦA BẠN
Thiết lập dễ dàng, nhanh chóng!
EDUCATION DASHBOARD EXAMPLE
Giải pháp phân tích, xây dựng báo cáo thông minh cho ngành giáo dục của 1BS được phát triển cho những trường cao đẳng, đại học, liên thông và các hệ thống giáo dục khác. Phân tích dựa trên những KPI theo từng khía cạnh, từ đó giúp nâng cao chất lượng đào tạo, dịch vụ và sức cạnh tranh của nhà trường.
Giải pháp này bao gồm việc tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó tiến hành chuẩn hóa dữ liệu, sau đó tiến hành phân tích và trực quan hóa, đưa ra góc nhìn tổng quan, 360^ về trường học. Những báo cáo đầu ta bao gồm góc nhìn tổng quan về Phân tích số lượng sinh viên, Phân tích tỷ lệ sinh viên tiếp tục theo học, Phân tích đối tượng sinh viên đăng ký
BÁO CÁO DÀNH CHO CẬP BẬC ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG

Báo cáo gồm KPI

Tổng số
sinh viên

Tỷ lệ giữ chân sinh viên

Tỷ lệ sinh viên theo nhóm, độ tuổi

Tỷ lệ sinh viên theo loại bằng cấp

Tỷ lệ sinh viên theo sắc tộc

Tỷ lệ sinh viên theo giới tính

Tỷ lệ sinh viên theo thời gian hoàn thành chương trình học

Số lượng sinh viên theo hệ đào tạo
Tỷ lệ giữ chân sinh viên

- Tỷ lệ giữ chân sinh viên trong 3 năm gần đây nhất
- So sánh tỷ lệ giữ chân sinh viên qua các năm
- Tỷ lệ sinh viên quay lại học tiếp theo loại đào tạo
- Sự biến động sinh viên bảo lưu qua các năm

- Tỷ lệ tiếp tục học theo giới tính
- Tỷ lệ tiếp tục học trong 3 năm gần đây nhất theo sắc tộc
- Tỷ lệ tiếp tục học theo chương trình đào tạo
- Tỷ lệ tiếp tục học theo nhóm độ tuổi
- Tỷ lệ tiếp tục học theo khu vực địa lý
- Tỷ lệ tiếp tục học dạng ma trận


Báo cáo này đưa ra các KPI như số lượng sinh viên đăng ký và đăng ký theo từng năm học.
Tỷ lệ đăng ký/ đăng ký lại theo khu vực
Tỷ lệ đăng ký/ đăng ký lại theo nhóm và độ tuổi
Tỷ lệ đăng ký/ đăng ký lại theo vùng
Tỷ lệ đăng ký/ đăng ký lại theo chương trình đào tạo
Tỷ lệ đăng ký/ đăng ký lại theo giới tính và loại đào tạo
Tỷ lệ đăng ký/ đăng ký lại theo sắc tộc
BÁO CÁO DÀNH CHO CẤP BẬC TIỂU HỌC, TRUNG HỌC
Nhà trường và giáo viên dễ dàng theo dõi các môn học

Trong lĩnh vực đào tạo, chất lượng giảng dạy luôn được đặt làm ưu tiên hàng đầu. Việc này bắt nguồn từ định hướng của trường học, truyền đạt xuống từng khoa, từng bộ môn và được cụ thể hóa dưới hình thức chương trình đào tạo và các giáo án. Và một trong những yếu tố để đo lường hiệu quả của chương trình đào tạo, đó chính là kết quả học tập của học sinh.
Qua đó, nhà quản lý có thể đưa ra điều chỉnh, bổ sung đối với chương trình đào tạo để gia tăng chất lượng đào tạo để phù hợp hơn với định hướng của nhà trường. Hoặc cử giáo viên tham gia các khóa đào tạo để nâng cao chuyên môn và kỹ năng nhà giáo để truyền đạt những kiến thức hữu ích một cách gần gũi, dễ hiểu và dễ ứng dụng.
Từ một case study trên, có thế dễ dàng quan sát được, môn Physics 1 (Vật lý 1) có tỷ lệ Fail cao nhất. Ngược lại, môn History là môn có tỷ lệ pass cao nhất. Vậy nguyên nhân là do đâu, do chương trình học quá nặng hay do cách truyền đạt của giáo viên chưa dễ hiểu? Và chỉ với một cú click chuột, có thể ngay lập tức hiện ra tên và thông tin của giáo viên phụ trách môn này.
Phụ huynh dễ dàng truy cập và theo dõi con

Đây là một giải pháp phát triển sổ liên lạc điện tử lên một thế hệ mới. Nhà trường có thể sử dụng giải pháp của 1BS như sổ liên lạc điện tử mới. Hoặc tích hợp những biểu đồ phân tích và hệ thống sổ liên lạc điện tử hiện tại để phụ huynh có thể theo dõi tình hình học tập của con mình đang diễn ra như thế nào.
Một vài trường hợp đơn giản như phụ huynh có thể theo dõi điểm số của con mình qua các năm, của từng môn. Hay theo dõi số buổi con vắng mặt, nguyên nhân vắng mặt, nhận xét của giáo viên một cách dễ dàng, trực quan và đầy đủ các thông tin cần thiết.
Trong dashboard trên, có thể dễ dàng đánh giá qua được Alex Gilles là một học sinh chăm chỉ với điểm GPA là 3.0, điểm số trung bình các môn khá cao, các chỉ số theo dõi sức khỏe đang ở mức tốt và tham gia khá nhiều vào các hoạt động thể dục, thể thao.
Trường học theo dõi và đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên

- Thông tin cá nhân
- Số lớp đang phụ trách
- Số học sinh đang phụ trách
- Số giờ dạy trung bình
- Tình trạng fail/pass của học sinh trong lớp… vv
Phân tích tỷ lệ giữ chân học sinh

Đối với các trường công lập, tỷ lệ học sinh chuyển từ trường này sang trường khác rất cao. Chính vì vậy, việc phân tích tỷ lệ giữ chân học sinh là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng. Phân tích để tìm ra nhóm đối tượng có khả năng chuyển trường cao nhất để đưa ra giải pháp phù hợp. Một số chiều phân tích hữu ích bao gồm:
- Tỷ lệ giữ chân học sinh theo chi nhánh
- Tỷ lệ giũ chân học sinh theo lực học
- Tỷ lệ giữ chân học sinh theo khối lớp
- Tỷ lệ giữ chân học sinh theo quốc tịch…
Từ bảng phân tích trên, ta có thể dễ dàng quan sát được rằng sinh viên có học lực khá có tỷ lệ tiếp tục ở lại trường cao nhất, cùng đó là sinh viên Highschool (Cấp 2) có tỷ lệ tiếp tục đăng ký cao hơn so với khối cấp 1. Đặc biệt là 100% học sinh có quốc tịch Ý sẽ theo học đến hết chương trình.
Và nhiều chiều phân tích khác...
Giáo dục là một lĩnh vực đa dạng về các khía cạnh phân tính, mỗi vấn đề sẽ mang lại những insights (sáng kiến) hữu ích giúp nhà trường đưa ra được những quyết định mang tính chiến lược. Một vài chiều phân tích khác, nhà trường có thể tham khảo bao gồm:
- Phân tích Học phí
- Phân tích tỷ lệ học sinh vắng mặt
- Phân tích Học sinh đăng ký vào trường
- Phân tích xe đưa đón
Tại sao nên chọn giải pháp đến từ 1BS
- Đội ngũ chuyên gia về việc phân tích dữ liệu, bắt đầu từ việc tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, tiến hành phân tích và trực quan hóa, đưa ra góc nhìn tổng quan, 360* về trường học
- Giải pháp của 1BS giúp chuẩn hóa dữ liệu có cấu trúc, bảo mật, có thể truy vấn, chính xác và cập nhật từng ngày.
- Về phía giao diện của người dùng, dashboard sẽ giúp bạn dễ dàng quan sát và theo dõi, phát hiện ra bất thường và gửi cảnh báo tới những người liên quan. Từ đó, các dashboard sẽ giúp cung cấp thông tin cho việc ra quyết định của nhà quản lý trong lĩnh vực giáo dục.
XÂY DỰNG EDUCATION DASHBOARD CỦA BẠN
Thiết lập dễ dàng, nhanh chóng!
CÁC SẢN PHẨM CỦA 1BS ANALYTICS
- Dashboards By Function
- Dashboards By Industry
- Dashboards By Platform